Một trong những đối tượng nghèo túng và bệnh tật mà Hồng Ân cùng các Sơ tại Việt Nam đặc biệt chú trọng là các bệnh nhân mắc bệnh ung thư. Khi đến thăm họ, mọi người đều có thể cảm nhận được sự “u ám” hiện hữu trong gia đình. Tâm lý của những người bệnh rất đa dạng và phức tạp. Sau khi nhận được chẩn đoán ung thư, nhiều người trải qua một loạt cảm xúc, bao gồm sự hoang mang, sợ hãi, buồn bã, và thậm chí là tuyệt vọng. Một số người cảm thấy như mình đang mang “án tử,” với sức khỏe không thể cải thiện và họ đang từng bước chết dần chết mòn với căn bệnh quái ác này.
Nhiều bệnh nhân cảm thấy lo âu, sợ hãi, không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với bản thân, và tâm lý này thường dẫn đến nhiều cảm xúc tiêu cực và tâm trạng buồn bã. Nhiều người cảm thấy mình bị cô lập và xa lạ với mọi sinh hoạt xã hội vì họ không còn đủ sức khỏe tham gia vào bất kỳ hoạt động chung nào. Do đó, nhiều người mắc bệnh ung thư phải đối mặt với trầm cảm và mất tự tin trong cuộc sống.
Sự thăm viếng của các Sơ trong chương trình Gạo Hồng Ân được xem như một nguồn an ủi và động viên, giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn trong cuộc sống. Điều này đã giúp những bệnh nhân giảm bớt phần nào sự u uẩn và mệt mỏi trong tâm trạng của họ.
Nguyễn Thị Ngữ, 56 tuổi * Bà Ngữ bệnh ung thư phối nặng giai đoạn cuối. Gia đình bà rất nghèo túng vì phải dồn tiền bạc chữa trị cho bà, nên đã phải vay công mượn nợ rất nhiều.
Nguyễn Văn Phước, 37 tuổi * Anh Phước bị bệnh ung thư xương thủy tinh 1 chân phải nên xương rất dòn, dễ gẫy (như thủy tinh). Mỗi lần người nhà tắm hoặc di chuyển anh Phước xích chỗ này chỗ kia là xương của anh lại gẫy. Vì thế, anh Phước không tự di chuyển và cũng chẳng làm gì được. Anh không có vợ con, hiện đang sống với mẹ già. Gia đình rất nghèo khổ.
Nguyễn Thị Chung, 51 tuổi * Bà Chung có chồng và 5 người con: 4 người gái, 1 trai. Ông bà đã lo dựng vợ gả chồng cho hết 5 người con và họ đều sống xa gia đình bà. Bà mới phát hiện ra là mình bị bệnh ung thư xương chân, và đã phải tháo khớp 1 chân. Bà rất buồn vì bệnh của mình, nay lại mất 1 chân nữa nên bà gần như tuyệt vọng. Khi bà đi tái khám, bác sĩ cho biết chứng ung thư xương còn đang tiếp tục lan ra và ăn mòn lên trên phần thân thể bà, khiến bà lại càng chán nản hơn. Chồng bà cố gắng khích lệ tinh thần cho vợ để bà chịu khó ăn uống tiếp tục sống với chồng và với con cháu. Trong 2 năm chữa bệnh tốn kém rất nhiều tiền bạc, mà “tiền mất tật mang”, lại phải vay mượn rất nhiều khiến cho cả 2 ông bà đều kiệt sức, cả tinh thần lẫn vật chất.
Hầu Văn Bộ, 65 tuổi * Ông Bộ cô đơn, ở một mình. Ông bị ung thư phổi.
Hoàng Trung Tuân, 59 tuổi * Ông Tuân bị ung thư dạ dầy vào giai đoạn cuối. Vì thế, thời gian ông nằm bệnh viện còn nhiều hơn là ở nhà.
Trương Văn Hùng, 61 tuổi * Ông Hùng bị ung thư cả gan lẫn phổi.
Nguyễn Thị Tiến, 66 tuổi * Bà Tiến cô đơn, ở một mình. Bà bị ung thư phổi.
Nguyễn Thị Chín, 67 tuổi * Bà bị ung thư tử cung. Vì nhà rất nghèo, không có tiền chạy chữa, nên bà chỉ chữa bằng thuốc nam với các thứ lá cây.
Nông Thị Hợi, 38 tuổi * Chị Hợi ung thư não.
Nguyễn Thị Phòng, 43 tuổi * Chị Phòng u não. Chồng thì luôn say xỉn, không lo làm ăn, nên gia đình chị rất khó khăn, thiếu thốn mọi sự.
Nguyễn Văn Thắng, 48 tuổi * Ông Thắng bị bệnh tiểu đường nặng, hiện đang sống với vợ và 1 người con gái bị tâm thần mà người hàng xóm thường gọi là bị “hâm hâm, dở dở”. Vợ ông cũng bị tiểu đường đã biến chứng tới mắt nên bà chỉ có thể nhìn thấy lờ mờ. Nay ông Thắng bị thêm bệnh ung thư phổi nên khi các Sơ đến thăm ông bà, ông chỉ ngồi khóc vì gia đình không có ai có thể làm việc để nuôi sống gia đình. Ông không còn sức làm việc kiếm tiền; vợ ông lại vừa mù vừa điếc, phải bưng cơm đến tận nơi cho bà.
Nguyễn Thị Ngát * Bà Ngát ung thư chân, đi lại rất khó khăn. Gia đình vốn đã nghèo, nay lại càng nghèo hơn.
Đặng Thị Thanh, 45 tuổi * Chị Thanh bị ung thư não, rồi vừa qua lại bị đột quỵ, tai biến mạch máu não. Chị không có chồng con, nên mẹ già là người chăm sóc cho chị. Gia đình rất nghèo túng.
Nguyễn Văn Hiền, 28 tuổi * Anh Hiền không có vợ con, hiện đang ở với mẹ già. Anh mắc bệnh ung thư loãng xương tủy từ nhiều năm. Mỗi tháng anh phải ở bệnh viện từ 15 đến 20 ngày để bác sĩ tập trị liệu, nhưng cũng chẳng ăn thua gì. Về nhà thì anh lại nằm giường, gần như bất động. Mẹ già phải phục vụ mọi sự vệ sinh, ăn uống cho anh.
Nguyễn Thị Hạnh, 30 tuổi * Chị Hạnh ung thư phổi, trẹo chân đi lại khó khăn. Bố mẹ đều đã mất, nên chị thui thủi một mình với căn bệnh.
Trần Thị Thanh, 28 tuổi * Chị Thanh bị bệnh Down Syndrome và thêm bệnh ung thư da chân. Mẹ em đã cao tuổi nhưng vẫn thương yêu chăm sóc cho em. Gia đình rất nghèo túng.
Trương Văn Chân, 36 tuổi * Anh bị bệnh thương hàn, dẫn đến bại liệt. Nay anh bị thêm bệnh ung thư, phát ra ở chân.
Nguyễn Thị Loan, 38 tuổi * Chị Loan bị ung thư máu. Anh chị có ba đứa con đều còn nhỏ. Gia đình rất nghèo, không có nà ở, phải đi ở nhờ. Vợ chồng anh chị làm nghề tráng bánh Đa Nem. Vì bệnh tật, phải nhập bệnh viện thường xuyên, mà các con còn quá nhỏ, nên vợ chồng anh chị kiếm tiền được rất ít mà chi phí lại nhiều. Gia đình rất túng thiếu.
Phạm Thị Mến, 64 tuổi * Bà bị ung thư vú và đã bắt đầu đi trị xạ. Gia đình đông con và bà là người lao động chính trong nhà. Bà không có nghề nghiệp cố định, ruộng đất ít và xấu nên kinh tế gia đình rất khó khăn.
Lương Văn Thu, 66 tuổi * Ông bị ung thư Vòm Họng.