Khi đến thăm người nghèo tại Việt Nam, đặc biệt là miền Trung, nơi thường xuyên xẩy ra các vụ bão lụt hằng năm, nhiều người, nhất là người ngoại quốc, thường đặt ra câu hỏi là: “Tại sao người dân không di chuyển đi nơi khác, vì cứ nếu ở lại vùng lũ lụt thì dù trong năm có cố gắng xây dựng thế nào, khi bão lụt đến, cũng sẽ làm thiệt hại rất nhiều, bao nhiêu công sức và tiền bạc đổ sông đổ biển hết?”
Câu hỏi này đặt ra một vấn đề hết sức phức tạp, không đơn giản chút nào, phải không ạ?
Thứ nhất là vì ràng buộc kinh tế: Người dân miền Trung thường phải dựa vào nông nghiệp và ngư nghiệp làm nguồn sống. Di chuyển có thể đối diện với rủi ro mất mát thu nhập và nguồn sống, đặc biệt là khi họ không có cơ hội nghề nghiệp mới hoặc không có vốn để bắt đầu lại từ đầu ở nơi mới.
Thứ hai là mối quan hệ xã hội và văn hóa: Người dân thường có mối quan hệ mạnh mẽ với cộng đồng và vùng lân cận. Văn hóa và mối quan hệ gia đình, họ hàng, bạn bè có thể là yếu tố quan trọng giữ chân họ ở lại miền Trung thay vì di chuyển đến nơi mới. Ngoài ra, nhiều người không muốn rời bỏ nơi “chôn nhau cắt rốn”, nơi tổ tiên đã ở. Rời bỏ miền đất này là phản bội tổ tiên!
Thứ ba vì thiếu thông tin và giáo dục: Nhiều người dân ở miền Trung có thể thiếu thông tin hoặc không có khả năng tiếp cận thông tin về các cơ hội và lợi ích của việc di chuyển đến nơi khác. Thiếu giáo dục và kỹ năng cần thiết để thích ứng với môi trường mới cũng là một yếu tố.
Thứ bốn vì khó khăn trong việc di chuyển: Việc di chuyển cũng có thể đối mặt với những rủi ro và khó khăn, đặc biệt là đối với những người nghèo. Họ có thể không có nguồn lực tài chính để chi trả cho việc di chuyển, không có nhà ở ổn định khi đến nơi mới, và không có mạng lưới hỗ trợ khi đối mặt với những thách thức mới.
Thứ năm là không tin vào sự thay đổi: Một số người dân có thể không tin tưởng vào khả năng cải thiện cuộc sống bằng cách di chuyển đến một nơi mới. Họ có thể nghĩ rằng mọi nơi đều có thể gặp phải khó khăn, và việc ổn định lại cuộc sống ở nơi cư trú hiện tại là lựa chọn tốt nhất.
Mời quý vị cùng gặp gỡ một số người nghèo tại miền Trung Việt Nam, nơi các Sơ dòng Đa Minh Tin Mừng đang phục vụ tại đây.
Bà Sỹ, 90 tuổi *** Bà đã già yếu, liệt giường, không có người chăm sóc. Bà ở chung với người con gái, nhưng cô này bị bệnh não, tâm thần bẩm sinh nên không giúp được gì cho bà. Hoàn cảnh gia đình rất vất vả, khó khăn.
Bà Chương *** Bà đã cao tuổi, già yếu, mắc bệnh ung thư vú. Bà ốm đau thường xuyên, nhưng không có ai chăm sóc ở bên. Con cái đã lập gia đình và đều ở xa, nên không giúp được gì cho mẹ. Hoàn cảnh bà vất khó khăn, không có tiền chi phí để điều trị bệnh tật.
Ông Mãn, 93 tuổi *** Ông đã cao tuổi, sức khỏe yếu, không còn đi lại được nữa. Gia đình lại nghèo. Ông sống chung với gia đình người con trai đang làm nghề phụ hồ ở xa. Con dâu ông chăm sóc cho bố chồng và 3 đứa con nhỏ còn đang đi học. Hoàn cảnh rất khó khăn.
Gia đình anh chị Chung – Hòa *** Anh chị có 4 người con: 3 con nhỏ còn đang đi học, người con út bị ung thư máu, phải ở bệnh viện để điều trị. Chi phí cho cháu này tốn kém vượt quá khả năng của gia đình. Mẹ cháu phải ở cùng nhà thương để chăm sóc cho cháu. Bố các cháu lo kiếm tiền chữa bệnh cho con và lo cho 3 cháu đi học.
Ông Hoạch *** Ông đã già, bị tai biến mạch máu não nên đã liệt giường từ lâu. Sức khỏe ông rất yếu. Người con út chăm sóc cho bố. Các con ông không có nghề nghiệp ổn định, nên hoàn cảnh gia đình thật khó khăn, vất vả.
Ông Tiên *** Cả 2 ông bà đều đã bị tai biến mạch máu não từ lâu, nên không còn đi lại được nữa. Sức khỏe càng ngày càng yếu. Người con trai chăm sóc cho bố mẹ và 4 người con nhỏ của cậu đang tuổi ăn học. Cậu không có nghề nghiệp ổn định, sống phụ thuộc vào vườn bưởi của nhà.
Mẹ anh chị Ngọc – Thông *** Bà đã cao tuổi, sức khỏe yếu. Con trai của bà là anh Ngọc là chủ gia đình, nhưng bị nghiện ngập thuốc phiện, bán hết tài sản trong nhà, nên cả gia đình kiệt quệ. Con dâu bà chăm sóc cho 4 người con nhỏ và mẹ chồng.
Gia đình Phương – Phi *** Ông bà không có nghề nghiệp ổn định. Gia đình nghèo, không đủ chi phí nuôi các con ăn học thì 1 người con trai bị án tù, khiến cho gia đình đã nghèo lại càng nghèo hơn.
Ông Thành *** Cả 2 ông bà đều đã cao tuổi, sức khỏe yếu, không còn khả năng lao động. Mới đây, ông bà phải nhận nuôi người cháu bị bố mẹ bỏ rơi. Cháu này nhiều bệnh tật, như bệnh phình đĩa đệm, nên phải tốn kém rất nhiều tiền để điều trị. Ông bà phải bán đất để chữa bệnh cho cháu, khiến cho nhà càng nghèo hơn.
Bà Miên *** Các con của bà đều đã lập gia đình và đều nghèo túng. Bà mắc bệnh ung thư, nhưng ở một mình, không ai giúp đỡ.
Anh Minh *** Vợ chồng anh không có nghề nghiệp ổn định, chủ yếu là trồng cau để có thu nhập cho gia đình. Các con còn đang đi học, nhưng cũng thiếu thốn đủ mặt. Sức khỏe của anh chị ngày càng yếu. Anh mắc bệnh xương khớp nên không làm được việc nặng.
Ông bà Long – Khuyên *** Hai ông bà đều đã cao tuổi, sức khỏe yếu, nhiều bệnh tật, đi lại khó khăn. Các con đều đã lập gia đình, nhưng không giúp được gì cho bố mẹ. Vì vậy, việc điều trị bệnh gặp rất nhiều trở ngại vì không có tiền chi trả.
Bà Ý *** Hai vợ chồng bà ly dị đã lâu. Chồng bà đã có vợ mới. Bà nhận nuôi 1 cô con gái. Cô này đã lấy chồng và ở xa, thỉnh thoảng ghé thăm bà. Sức khỏe của bà rất yếu vì bệnh tật.
Bà Hoàng thị Tứ, 83 tuổi *** Bà góa chồng, có đến 14 người con, đều đã lập gia đình và hầu hết đều ở xa, nên bà ở một mình. Vài người con ở gần, nhưng rất ít khi về thăm mẹ. Bà nuôi 1 con bò, hằng ngày đi cắt cỏ cho bò ăn. Bà có 1 người con gái tu dòng Mến Thánh Giá Vinh.
Anh Trần Đăng Đại *** Anh chị có 3 người con. Cách đây vài năm, anh bị tai nạn lao động ở phần đầu, nên mất sức lao động. Vợ anh trở thành người lao động chính cho gia đình. Ba đứa con của anh chị đều còn nhỏ, nên anh là người chăm sóc con và làm công việc nội trợ trong nhà.
Bà Đoàn *** Bà góa chồng từ lâu; bà có đông con, nhưng đều đã lập gia đình. Cuộc sống của bà rất thiếu thốn, khó khăn mọi mặt.
Ông Hoàng Hữu Nghị, 65 tuổi *** Ông bà rất nghèo, không có công việc ổn định. Người trong làng, ai thuê làm gì thì ông làm nấy. Bà đi nhặt ve chai. Thỉnh thoảng con cái đưa cháu về cho ông bà giữ dùm.
Bà Nguyễn thị Đường *** Bà góa chồng, có người con gái đang học cấp 2. Vì quá nghèo, nên 2 mẹ con được xã hỗ trợ một phần để xây nhà, nhưng vẫn còn nợ 20 triệu. Căn nhà dù đã xong cách đây 2 năm, nhưng vì không có tiền, nên nhà hầu như không có đồ đạc gì đáng kể.
Ông bà Phạm Đình Nhường *** Gia đình rất nghèo. Ông bà có 7 người con, trong đó có 2 người bị bệnh tâm thần là người con cả và người con út. Người con cả đã mất cách đây mất năm. Người con út còn ở với bố mẹ. Các người khác đều đã lập gia đình và ở riêng.
Bà Nguyễn thị Hùng *** Bà góa chồng, hiện đang ở với vợ chồng người con gái út. Bà đã cao tuổi, bị lãng tai và mắt mờ. Cách đây vài năm, bà bị tai nạn gẫy 1 chân, nên di chuyển rất khó khăn. Người con gái út của bà không được khôn ngoan và cũng không có con, nên nhận 1 người con nuôi. Cả nhà đều rất thiếu thốn, nghèo túng.