BẢN TIN HỒNG ÂN – SỐ 9

 HEADLINE-B-N-TIN-logo-only

 

 

Page-01GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ HỘI HỒNG ÂN

Kính thưa quý ông bà, anh chị em,

Vì Hội Hồng Ân thường nhận được các câu hỏi từ các ân nhân muốn biết rõ hơn về công việc của Hội, nên thiết tưởng sẽ là điều hữu ích nếu như trong mỗi Bản Tin có phần giới thiệu tóm tắt về Hội cũng như các hoạt động của Hội. Vì vậy, xin cho chúng con được lặp lại đôi dòng giới thiệu như sau:

Hội Hồng Ân là chi nhánh của Hội Truyền Giáo và Thân Hữu Kontum (KMF), là Hội Từ Thiện vô vị lợi, do một số linh mục, nữ tu và thiện nguyện viên thành lập, và được chính phủ Hoa Kỳ công nhận là Non-Profit Organization 501(c)(3), Federal Tax ID 42-1757220.  

Hội có 2 chương trình chính dành cho người nghèo, không phân biệt tôn giáo hay sắc tộc, tại Việt Nam:

1.  Chương trình Ký Gạo Tình Thương”:  dành ưu tiên cho những người không còn sức lao động để tự nuôi thân, như các cụ già, các bệnh nhân tâm thần, các người bị khuyết tật, phong cùi… Mục đích là để giúp họ an tâm vui sống, không còn phải lo chạy gạo từng bữa hoặc phải chịu cảnh “bữa no, bữa đói”.  Cứ 5 đồng mua được 10 ký gạo cho 1 người trong 1 tháng.

2.  Chương trình “Tùy Cơ Ứng Biến”:  khá đa dạng theo nhu cầu, như giúp các gia đình đông con có thêm khoản trợ cấp để lo chuyện học hành cho con cái; trợ cấp để mua thuốc men, đồ dùng hoặc lương thực cho những người bịnh tật, các gia đình nghèo, các nạn nhân thiên tai…

 

Hội Hồng Ân chúng con được sự cộng tác của 8 Hội Dòng nữ tại Việt Nam có địa bàn hoạt động trải rộng đến nhiều địa phương; và nhờ vậy, Hội có thể vươn đến với những người nghèo khổ ở nhiều nơi khác nhau, kể cả những vùng sâu vùng xa. Trong số đó, có 5 Dòng ở miền Bắc (Dòng Mân Côi, Dòng Trinh Vương, Tu Hội Hiệp Nhất Bắc Ninh, Dòng Đa Minh Bắc Ninh, Dòng Đa Minh Thái Bình), 2 Dòng ở miền Trung (Dòng Mến Thánh Giá Huế và Dòng Ảnh Phép Lạ Kontum), và 1 Dòng hoạt động ở cả miền Trung và miền Tây (Dòng Đa Minh Thánh Tâm). Khi đến với người nghèo, chúng con mong sao có thể đem đến cho họ không chỉ những món quà vật chất, mà cả những món quà tinh thần là các lời an ủi, khích lệ và sự quan tâm thăm hỏi của các Sơ, nhằm giúp mọi người vui sống và bình thản đón nhận những thử thách do hoàn cảnh kém may mắn của họ. 

Xét về bề dày thời gian, Hội Hồng Ân cũng chỉ như đứa bé với những bước đi đầu đời còn chập chững; và có lẽ cái tên của Hội cũng còn xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, “kẻ nhỏ thì vẫn có thể làm được việc nhỏ”. Bởi vậy, Hồng Ân vẫn cứ an tâm tiến bước vì tin tưởng vào sự chúc lành của Thiên Chúa, sự đồng hành của các Sơ tại Việt Nam, và sự tiếp sức của quý ân nhân xa gần để cùng nhau xoa dịu những nỗi đau của anh chị em đồng bào nghèo khổ, bị bỏ rơi trong xã hội tại quê nhà.  Vì vậy, quý ân nhân nào muốn chung tay với Hội để mở rộng vòng tay nhân ái, xin gởi phần đóng góp về Ban Điều hành theo địa chỉ ở trang cuối cùng của Bản Tin.

            Trong tờ Bản Tin số 9 này, xin giới thiệu đến quý ông bà anh chị em một Hội Dòng rất đặc biệt tại Kontum mà Hồng Ân đã mời các Sơ Page-02cùng cộng tác. Đó là Dòng ẢNH PHÉP LẠ KONTUM!

Thật ra, Kontum không phải là vùng đất xa lạ gì với Hồng Ân vì trong nhóm các Sơ cùng cộng tác với Hồng Ân, đã có các Sơ Đa Minh Thánh Tâm đang trợ giúp một số bệnh nhân phong cùi trong chương trình “Ký Gạo Tình Thương”.  Nhưng sứ vụ chính của các Sơ này là Truyền Giáo, dạy Giáo Lý nên có lẽ Chúa còn muốn Hồng Ân đi xa hơn, khi ngài quan phòng cho Hồng Ân được gặp gỡ các Sơ Dòng Ảnh Phép Lạ Kontum.

Cho đến hiện tại, đây là Hội Dòng Nữ đầu tiên và … duy nhất mà các Sơ đều là người Dân Tộc Thiểu Số.  Khác với các Sơ người Kinh được nhà Dòng từ các nơi bổ nhiệm đến Kontum một thời gian rồi sẽ lại thuyên chuyển đi nơi khác, các Sơ dòng Ảnh Phép Lạ này sẽ ở luôn tại Kontum vì đây là nơi “chôn nhau cắt rốn” của các Sơ.  Dù được thành lập từ năm 1947, Dòng Ảnh Phép Lạ vẫn chưa được nhiều người biết đến.  Các Sơ còn “chật vật” với tiếng Việt, nhưng sự xả thân của các Sơ với dân nghèo tại Kontum thì rất nổi bật và mạnh mẽ.

Và… cuối năm 2015 vừa qua, tại Houston, TX, tình cờ, Hội Hồng Ân gặp được 4 Sơ dòng Ảnh Phép Lạ Kontum mới “chân ướt chân ráo” đến Houston để du học.  Qua các Sơ này, Chúa đã dẫn Hồng Ân đến với Hội Dòng Mẹ ở Kontum để Hồng Ân có cơ hội mời các Sơ cùng cộng tác trong việc đỡ nâng những bệnh nhân Phong Cùi tại miền cao nguyên heo hút này.

Qua một số các trao đổi với Sơ phụ trách về Tông Đồ bác ái, Hồng Ân được biết Hội Dòng có một số Sơ đang phục vụ toàn thời gian cũng như ở luôn trong các Làng Cùi và Trại Cùi.  Khi được hỏi về nhu cầu của các bệnh nhân Phong, Sơ phụ trách cho biết:

   1. THỰC PHẨM: rất cần cho các bệnh nhân phong cùi đã tàn phế, không còn sức lao động.  Nhiều người phải nhịn đói, hoặc mỗi ngày chỉ ăn 1 bữa.  Nếu có được những thứ như gạo, mì tôm, dầu ăn, cá khô, nước mắm… để giúp cho họ thì thật tuyệt vời!

        2. THUỐC THÔNG THƯỜNG: Ngoại trừ thuốc đặc trị cho bệnh phong cùi là do nhà nước cung cấp, các Sơ phát các thứ thuốc thông thường khác cho các bệnh nhân như cảm sốt, đau bụng, tiêu chẩy,…. Cứ gặp các Sơ bất kỳ ở đâu là họ xin thuốc uống.  Tuy nhiên, các Sơ cho biết, vì chưa có nguồn hỗ trợ ổn định hằng tháng cho việc mua thuốc, nên số lượng thuốc cũng rất bấp bênh. 

Khi biết vậy, Hội Hồng Ân đã đồng ý hỗ trợ thực phẩm hằng tháng (chương trình “Ký Gạo Tình Thương”) với con số nhỏ là cho 50 bệnh nhân phong cùi.  Đây là con số khởi đầu để đôi bên (Hội Hồng Ân và Các Sơ) có thời gian từ từ hiểu hơn về cách thức làm việc với nhau.  Con số sẽ được nâng dần lên theo nhu cầu của địa phương và khả năng của Hồng Ân. 

Các Sơ rất vui mừng khi nhận được tin.  Và đã lập tức chia đều cho 3 nhóm các Sơ đang phục vụ bệnh nhân Phong Cùi, mỗi nơi 16 hay 17 người.  Các bệnh nhân này được chọn lọc từ Trại Phong Dakkia, từ làng Hlang và từ các làng rải rác khắp 3 huyện Ngọc Hồi, Đăk Glei và Tu Mrong cách nhau rất xa, trong các rừng núi hẻo lánh mà nếu đến nhà họ thì sẽ phải mất 1, 2 ngày.  Khi được Hồng Ân hỏi sao các Sơ lại chọn các bệnh nhân ở cách nhau xa quá như thế, liệu có “gánh” được lâu dài chăng (“đường dài biết sức ngựa”), các Sơ cho biết rằng đây là những bệnh nhân đã tàn phế, không còn khả năng lao động.  Họ sống rất nghèo khổ, rất cần sự trợ giúp về thực phẩm.  Vì thế, nếu có nguồn trợ giúp lương thực cố định của Hồng Ân, thì dù biết là đường đi sẽ rất xa và khó khăn, nhưng các Sơ sẽ cố gắng giao thực phẩm mỗi quý (3 tháng) để các bệnh nhân này bớt khổ phần nào.

Page-03            Nghe thật cảm động!  Xin Chúa nhân từ nên nguồn trợ lực cho các Sơ để thêm sức mạnh dẻo dai đến với các bệnh nhân đáng thương này…

Sau đó, các Sơ đã gởi danh sách và hình ảnh của 50 bệnh nhân đầu tiên cho Hồng Ân.  Hồng Ân cũng đã gởi tài trợ về cho các Sơ để mua lương thực cho họ kịp mừng Tết Âm Lịch.

            Vì thế, qua tờ Bản Tin số 9 này, Hồng Ân xin dành nhiều “đất” hơn để chia sẻ với quý ông bà anh chị em một số các thông tin về căn bệnh Phong Cùi mà các bệnh nhân này đang phải gánh chịu.  Ước mong rằng chúng ta có thể giúp nhiều hơn là con số 50 bệnh nhân của thuở ban đầu này.

Bệnh phong cùi và đường lây bệnh. Bệnh phong cùi không phải là bệnh di truyềnmà là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Hansen gây ra.  Đường lây bệnh chủ yếu qua các vết thương trầy xướt trên da và qua dịch tiết ở mũi người bệnh.  Người bệnh phong nặng, khi chưa được điều trị, sẽ phóng ra bầu không khí những hạt sương nước mũi li ti, chứa nhiều vi khuẩn bệnh phong cùi, gây nguy cơ cho người lành khi hít phải. 

Tuy nhiên bệnh này không dễ lây. Tỉ lệ lây lan trong các cặp vợ chồng hoặc trong các gia đình có người bị bệnh phong là từ 2 đến 5%.  Vì thế, nếu người vợ/người chồng bị phong cùi, chưa chắc người phối ngẫu hoặc con cái của họ sẽ bị cùng bệnh đó. Ngoài ra, 90% dân số trên thế giới có sức đề kháng tự nhiên chống lại bệnh phong.

Dù vậy, cứ theo lẽ thông thường, nếu một người thường xuyên ở gần những người mắc bệnh thì cơ hội lâynhiễm cũng cao hơn bình thường.  Vì thế, chẳng lạ gì khi chính các Sơ phục vụ trong các làng cùi, trại cùi cũng bị mọi người tránh né vì người ta cho rằng: “Ai tiếp xúc nhiều với các bệnh nhân phong cùi, không chóng thì chầy, ắt cũng sẽ mắc bệnh thôi”.

Thời gian “ủ bệnh”: Sau khi bị lây bệnh phong cùi, các triệu chứng chưa lộ ra ngay ngoài da, mà vi khuẩn còn được “ủ” 1 thời gian trong cơ thể rồi mới bộc phát. Trung bình thời gian “ủ” bệnh này là từ 2 đến 5 năm (ngắn là 6 tháng, dài là tới 33 năm). 

Triệu chứng bệnh phong:  Sau thời kỳ ủ bệnh, bệnh phong có thể bộc phát với các triệu chứng trên da như: các dát hoặc đốm bạc màu nâu hoặc đỏ; các mảng đỏ, sần, cục, u phong…  Các triệu chứng thần kinh như: mất cảm giác trên các vùng da, nhất là ở bàn tay, bàn chân; dây thần kinh phì đại; đau nhức; teo cơ; yếu hoặc liệt cơ ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân… Có lẽ chúng ta còn nhớ chuyện Thánh Damian, người Bỉ, “Tông Đồ Người Cùi”, là 1 linh mục phục vụ ở Làng Cùi tại Molokai (Hawaii): ngài vốn khoẻ mạnh, cho đến 1 ngày, vô tình làm đổ nước sôi xuống chân mà không thấy đau đớn hoặc cảm giác, ngài mới biết mình đã nhiễm bệnh phong cùi mất rồi!

          Các tổn hại trên các cơ phận khác như: bị sụp mũi, giọng nói khàn đi, mắt nhắm không kín, mất phản xạ giác mắt; viêm xương, tiêu xương gây rụt và cụt ngón tay, ngón chân; loét bàn tay, bàn chân…

          “Lỗ Đáo”: là một lỗ nhỏ sâu hóm, thường ở dưới lòng bàn chân.  Vết thương “lỗ đáo” cứ “đào” sâu vào da thịt, đến tận xương.  Càng lúc nó càng làm hoại tử, khiến da thịt lở loét, gây đau đớn cùng cực.  Vì “lỗ đáo” ở dưới lòng bàn chân, mà chân thường phải tiếp xúc với đất cát đầy vi khuẩn khi di chuyển, nên việc chữa lành “lỗ đáo” rất khó, và trở thành cơn ác mộng của các bệnh nhân phong cùi. 

“Tháo Khớp”: Khi vết thương lở loét, huỷ hoại đến tận xương tủy, các bác sĩ chuyên môn phải làm thủ thuật “tháo khớp” cho các bệnh nhân, tức cắt từng chiếc gân giữa các khớp xương để cắt rời một Page-04phần thân thể.  Vì thế, tùy bệnh nặng nhẹ, bệnh nhân có thể bị tháo khớp một vài ngón tay, ngón chân hoặc cả 1 khúc chân đến tận đầu gối.  Bởi vậy, nhiều bệnh nhân dù đã chữa được khỏi bệnh hoàn toàn, nhưng thân thể đã bị tàn phế mất rồi.

“Ai mua trăng…”: Rất nhiều khi thuốc giảm đau cũng không trị được cơn đau hành hạ. Việc tự róc thịt mình, róc những chỗ vết thương, hoại tử là chuyện thường xẩy ra. Không chỉ có bác sĩ chuyên môn cắt bỏ phần thịt hư thối trên cơ thể, mà chính các bệnh nhân khi quá đau nhức, họ dùng dao sắc hoặc lưỡi lam để róc thịt mình bỏ đi. Cắt xong thấy… đỡ đau hơn.  Cái đau róc thịt này trị cái đau thấu xương của căn bệnh.  Những cơn đau ghê gớm này thường phát ra khi trời trở lạnh hoặc vào những ngày trăng tròn, nên thi sĩ Hàn Mặc Tử (cũng là bệnh nhân phong cùi) đã phải rao bán: “Ai mua trăng, tôi bán trăng cho” để khỏi phải đối diện với cơn đau “sống không được mà chết cũng chẳng xong!”

Các bệnh thông thường: Ngoài bệnh phong cùi, người dân còn mắc các chứng bệnh khác giống mọi người như cao huyết áp, tiểu đường, đường ruột, thoái hoá cột sống, thần kinh toạ… Vì thế, hầu như làng cùi nào cũng rất cần các tủ thuốc miễn phí với những thứ thuốc trị bệnh thông thường.

Đời sống gia đình: Nhiều người mang mặc cảm thân phận bệnh tật nên không dám lấy vợ vì e rằng sẽ lây bệnh cho vợ con mình; và rồi các đứa con cũng sẽ lại mang mặc cảm có người cha nghèo hèn, cùi hủi.  Ngược lại, cũng có một số người vẫn lập gia đình và có con cái.  Vài trường hợp xẩy ra là sau 1 thời gian dài mệt mỏi, người vợ phải bỏ đi, trốn cả chồng lẫn con; và cũng có những trường hợp dân làng/người hữu trách tách con cái ra khỏi cha mẹ để nuôi riêng, tránh cho chúng khỏi bị lây nhiễm.

Phải hạn chế làm việc nặng: Những ai mắc bệnh phong cùi, thường được các bác sĩ khuyên là “nên nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc” vì nó làm lở loét, tàn phá cơ thể rất nhanh chóng.  Thế nhưng những bệnh nhân phong cùi này lại thường là những người nghèo trong giới lao động.  Nếu không làm việc thì lấy gì mà ăn?  Vì thế, các bệnh nhân vẫn phải nai lưng ra lao động để kiếm sống và chấp nhận bị căn bệnh hành hạ và thêm nặng.  Ngoài ra, dù muốn làm việc, lắm lúc các bệnh nhân này cũng không kiếm được việc làm vì chẳng có chủ nhân nào muốn mướn.  Sản phẩm họ làm ra, cũng chẳng ai dám mua, nếu người ta biết là từ các bệnh nhân phong cùi!

 

      Xin giúp xoa dịu vết thương lòng: Dù biết rằng bệnh phong cùi không phải là chứng bệnh dễ lây lan nhưng sự e dè, xa tránh của người đời vẫn có đó; đồng thời, chính người bệnh cũng luôn có mặc cảm, e sợ những ánh mắt soi mói hoặc thương hại của người đời.  Vì vậy, không thiếu những cảnh người bệnh phải rúc sâu vào trong rừng núi, tự sống và chết dần với nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần.  Hồng Ân mong rằng mỗi người chúng ta có thể trở thành những Mạnh Thường Quân với trái tim nhân ái, giúp xoa dịu phần nào vết thương đau trong thân xác và tâm hồn của những bệnh nhân khốn khổ này.

 

CÁC HÀNH TRÌNH VÙNG SÂU, VÙNG XA

Nếu chương trình “Ký Gạo Tình Thương” mang tính cách lâu dài và thường xuyên cho một số các cụ già, các bệnh nhân phong cùi, tâm thần, khuyết tật ở các địa phương gần các Sơ, thì chương trình “Tuỳ Cơ Ứng Biến” lại thường được các Sơ dành ưu tiên cho những làng nghèo khổ tại các “vùng sâu, vùng xa” mà ít người lai vãng hoặc Page-05nhớ đến.

Tuy nhiên, cuộc hành trình đến những nơi này thật tốn rất nhiều công sức.  Lắm lúc, Hồng Ân phải xót xa khi thấy những khó khăn vất vả các Sơ phải trải qua để đến với dân nghèo.  Chính các Sơ lại luôn tâm niệm rằng các việc bác ái này là sứ mạng Chúa trao cho mình, mà “Chúa trao việc nên Chúa sẽ đồng hành và ban ơn, chứ lắm lúc chúng em cũng mệt nhoài!”

Được xem các hình ảnh do các Sơ gởi đến, Hồng Ân cảm thấy như mình đang được cùng đồng hành với các Sơ.  Nhìn các “núi” thực phẩm, đồ dùng mang theo cho dân nghèo, ta có thể dễ dàng nhận ra rằng các Sơ đã phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị mua sắm, chuyên chở. Trong những chuyến đi xa như thế, các Sơ thường phải kêu gọi thêm các thiện nguyện viên, như các em sinh viên hoặc chính người địa phương, cùng tiếp tay cho việc di chuyển và khuân vác.

            Vừa qua, các Sơ dòng Mân Côi ở Trung Linh, Nam Định tổ chức 1 chuyến đi vừa tặng quà vừa chữa bệnh cho các người dân tộc thiểu số tại Hà Giang.  Chuyến đi khá… ly kỳ, vất và vì đường xá xa xôi, lối đi quanh co, dân chúng sống sâu trong rừng núi, thật khó vào! 

            Phái đoàn gồm có 12 Sơ và thêm 1 vị bố già là cha H. cùng đi, dưới sự dẫn đường của vài người địa phương. Quãng đường đi hơn 400 cây số.  Các Sơ khởi hành từ 8 giờ sáng mà 6 giờ tối mới đến nơi, hơn 10 tiếng di chuyển.  Vì thế, mỗi chuyến đi như thế thường phải kéo dài vài ngày mới “bõ công” thăm viếng, tặng quà và khám bệnh cho người dân Page-06tộc bản làng… Quà tặng là một số các chăn ấm, áo ấm, quần ấm… do Hội Hồng Ân yểm trợ.  Trong phái đoàn có một số Sơ là bác sĩ, y tá nên sẵn dịp này, các Sơ cùng đi để giúp khám bệnh, cấp thuốc cho người dân.

    Dân chúng nghèo xơ xác, vẫn còn sống theo kiểu rất … sơ khai, thiếu hẳn nếp sống văn minh, nhưng lại rất gần gũi với thiên nhiên.  Các Sơ kể rằng: “Đường chưa được trải nhựa, còn là đất đỏ, chỉ cần chút mưa gió là tạo thành sình lầy, rất trơn trượt.  Vì thế nên xe của cha H. bị ngã, cha nằm đo đất, thấy thật thương!” Các Sơ trẻ thì phấn khởi, vui vẻ, nhiệt tình lái xe chạy qua những chỗ lầy lội; các Sơ “có tí tuổi” ngồi sau xe phải “phó linh hồn” liên tục. Có những khúc đường quanh co, trơn trượt quá, các Sơ phải chạy thật chậm hoặc xuống dắt xe đi bộ, chỉ sợ rơi xuống vực.

     Thấy các Sơ từ xa lặn lội đến thăm, ai cũng mừng rỡ lắm, các em nhỏ bu lại nhìn các Sơ như nhìn người từ hành tinh nào khác đến chơi.  Xa thành phố, đường đi lại quá khó khăn, dân tình thì nghèo khổ,… nên chẳng lạ gì khi rất nhiều em nhỏ bị mù chữ, không có cơ hội cắp sách trên trường.

           

MÌNH KHỔ, NHƯNG VẪN CÓ NHIỀU NGƯỜI KHỔ HƠN!

“Cái khổ của cánh Nhà Tu mình không ăn thua gì với cái khổ của nhiều người dân chung quanh!” là câu nói mà các Sơ thường chia sẻ với Hồng Ân sau những lần đưa gạo đến cho các gia đình.  Hồng Ân xin trích vài hoàn cảnh đáng thương như sau:

Chị Phạm Thị Đại, 40 tuổi ở Hải Lộc-Hải Hậu-Nam Định. Chị lập gia đình, sinh được 2 người con thì cả Page-07chồng lẫn vợ bị bệnh: Chồng bị tâm thần, người ta phải đưa vào trại; thỉnh thoảng cho về thăm vợ con rồi lại đi. Vợ ở nhà ban sáng thì còn tỉnh táo 1 chút, nhưng đến chiều, người cứ đơ ra không thể nhúc nhích hay động đậy gì được. Chị cho biết, lúc bấy giờ cơ thể trở nên nặng trĩu, không thể hoạt động được.

Chị Nguyễn Thị Lan, 42 tuổi ở Giao Thanh – Giao Thủy – Nam Định. Chị lập gia đình, sinh được 2 người con rồi khám phá ra là chị bị bệnh ung thư phổi và dạ dày vào giai đoạn cuối. Anh chồng luôn cố gắng chăm sóc, ủi an vợ.  Một hôm thấy người mệt và khó chịu quá, nên anh lên giường nằm.  Một lúc sau người nhà vào kiếm thì anh đã chết mất rồi. Sau 1 tháng thì chị Lan cũng chết, để lại 2 đứa con dại.  Bên nội, bên ngoại chia nhau nuôi mỗi bên 1 cháu.

Chị Phạm Thị Mận, 39 tuổi ở Nghĩa Lợi – Nghĩa Hưng – Nam Định. Chị lấy chồng, đã có 1 đời vợ trước. Chị sinh được 3 đứa con thì chồng mất. Những người con của đời vợ trước đuổi 4 mẹ con chị ra khỏi nhà.  Bơ vơ, lạc lõng, không tiền, không bạc, chị đành đưa con về ở với mẹ già trong buồn tủi.

 

 

 

 

hoahongvang