Đường vô buôn làng… (OPBN)

OPBN-001            Trong số các dân nghèo tại Việt Nam, người dân tộc thiểu số thường được liệt vào hàng “người nghèo của người nghèo”.  Thật ra thì cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống và não trạng của người dân vùng cao nguyên, trong đó có cả yếu tố “sống với hiện tại, không màng đến tương lai” mà từ từ Hồng Ân sẽ có dịp viết đến, dù rằng vừa viết vừa phải… chép miệng!  Càng ngày, những người thiểu số lại càng bị đẩy lui vào tận các vùng sâu, vùng xa cùng núi rừng.  Nếu có dịp tiếp xúc với họ, có lẽ chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra được sự đơn sơ, giản dị của người dân tộc.  Trẻ em thì hay rúc rích cười với nhau.  Có lần cùng với một số Sơ mang quà bánh đến thăm các làng nghèo, chúng tôi được tận mắt chứng kiến sự ngay thật của người lớn lẫn trẻ em tại đây.  Khi các Sơ phát quà, thì dù là người lớn hay trẻ em, mọi người có mặt đều xoè tay nhận đồng đều, mỗi người vài cái kẹo, vài cái bánh, già trẻ cùng nhâm nhi với nhau.  Nếu có ai đã nhận kẹo rồi mà các Sơ lại OPBN-002cho họ kẹo bánh lại lần thứ 2 thì lập tức đương sự lắc đầu nói ngay: “Con có rồi!” và không nhận thêm quà nữa (chứ không có cảnh dấu quà trong túi rồi xếp hàng lãnh lần 2, lần 3).  Nếu nhờ họ chuyển quà cho người vắng mặt thì mình cũng có thể an tâm là quà sẽ tới tay, chứ không bị “thất thoát” hoặc bị “đánh thuế… lang thang đó đây”.  Nhà ở thì dù có cửa, cũng không cần khóa vì không sợ trộm cắp (hay là nhà chẳng có gì để… mất?) nên nếu có cài cửa thì cũng chỉ để tránh gió lùa hay thú hoang vào nhà.

            Vừa qua, các Sơ Đa Minh Bắc Ninh đã tổ chức đi thăm làng người dân tộc thuộc xứ Tân An, Bắc Giang, thuộc miền núi phía Bắc cùng với cha xứ NNĐ, cùng với nhóm Caritas của giáo xứ.  Trước đó, các Sơ cũng đã xin được một số quần áo cũ và mua thêm một số đồ mới và mì gói, nhưng ngày đi, vì trời mưa gió, đường rất trơn trượt và lầy lội, nên các Sơ đã không thể mang đồ theo, mà phải để lại chỗ OPBN-003cha Xứ gần đó rồi nhờ ngài chuyển tới họ khi trời tạnh ráo hơn. Đến nơi, các Sơ phân thành nhiều nhóm đến thăm một số các gia đình và một số khác là nhờ chuyển tiếp tiền hỗ trợ.  Nhờ vậy, các Sơ đã giúp được cho 70 gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mỗi gia đình 1 phong bì nhỏ để thêm tiền thực phẩm cho gia đình. 

            Sau đó, cùng chuyến đi, các Sơ đã đến và thăm một số người già neo đơn và một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Bắc Giang, như cụ Chi, cụ Mừng, bà Cần, anh chị Hưng, … và đặc biệt là những gia đình còn tha thiết và cố gắng cho con cháu đi học, như gia đình người dân tộc H’Mông, gia đình ông Chiến đang nuôi 2 cháu ngoại mồ côi cha mẹ, gia đình anh Sơn, gia đình chị Lùng.  Rồi cũng tại Bắc Giang, các Sơ phụ giúp với nhóm “Bảo Vệ Sự Sống” để giúp cho ca sinh mổ để cứu 1 em bé mà mẹ của em bị gia đình bỏ rơi. 

            Sơ phụ trách viết:

OPBN-004“Bác ơi, em rất lo lắng và đã cố gắng hết mình. Cám ơn bác đã giúp đỡ em để em an tâm làm việc. Phần chúng em đối với các cụ nhận gạo trong danh sách (“Ký Gạo Tình Thương”) thì chúng em làm việc cách rất nhanh chóng và dễ dàng cho việc báo cáo với Hội. Riêng về số tiền “Tùy Cơ Ứng Biến” dành cho người nghèo thì chúng em hơi chậm trễ vì phải đi vào các vùng sâu, những nơi hẻo lánh chưa mấy ai biết đến, mà những người này rất cần được sự nâng đỡ vì thế chúng em phải mất rất nhiều thời gian hơn.  Vì thế, chúng em rất mong các bác hiểu và giải thích với Hội giúp chúng em và cho chúng em tiếp tục được cộng tác với Hội để làm việc  này có hiệu quả hơn. Chúng em không muốn làm một cách vội vàng cho xong việc.  Một lần nữa xin Chúa chúc lành và gắn kết chúng ta nên một trong việc phục vụ tha nhân. Cho em gửi lời thăm và kính chúc tới Quý Hội.”

HỘI HỒNG ÂN:  Quý Sơ ơi, cám ơn quý Sơ nhiều lắm.  Các Sơ cứ yên chí, Hồng OPBN-005Ân luôn bên cạnh các Sơ để đến với dân nghèo.  Nhìn các tấm hình với những chặng đường cheo leo, gập ghềnh, không phải là ai cũng vượt qua để thăm các dân nghèo đang sống trong rừng núi heo hút đó.  Xin Chúa luôn thêm sức cho các Sơ.

Orchid

  

OPBN-006OPBN-007OPBN-008OPBN-009