NHỮNG NỤ CƯỜI HÉO HẮT

optb 1          Cứ mỗi lần các Sơ từ Việt nam gởi báo cáo với thông tin và hình ảnh tới là Hồng Ân lại thấy xót xa khi đọc các hoàn cảnh của những người cùng khổ tại quê nhà.  Trong đó, rất nhiều các cụ nhà thì nghèo túng, không có “quỹ” dự trữ cho tuổi già, xã hội không có viện dưỡng lão cho các cụ ở, nên khi đau yếu, liệt lào, các cụ phải nhờ vào sự trợ giúp của người chung quanh.  Đó là những người hàng xóm, láng giềng mà khi còn sống, các cụ đã quen biết, liên hệ với họ, đúng như câu: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”.  Ở khu nghèo, nên hàng xóm các cụ cũng túng thiếu, thế nhưng vẫn luôn có những người thỉnh thoảng đưa sang cho các cụ miếng cơm, miếng canh.  Cuộc sống thật lây lất và mệt mỏi!  Nhiều cụ than rằng: “Biết thế, nhưng … cứ phải sống thôi, làm sao bây giờ?” và chờ khi nào Thần Chết đến đưa đi thì các cụ đi thôi!

          Rồi sang qua các gia đình có thân nhân mắc bệnh tâm thần.  Nuôi con khôn lớn mà nó bị tâm thần thì các bậc cha mẹ cũng thấy mệt mỏi.  Lắm người lại tin rằng cho ông con trai lấy vợ, sanh con cho nó bớt “khùng”!  Nhưng không biết bao nhiêu trường hợp được bớt bệnh, nhưng trong số các người tâm thần mà Hồng Ân hỗ trợ, thường xẩy ra là người bố bị tâm thần, sinh ra một loạt các con cũng tâm thần không thua gì bố, có người còn trầm trọng hơn.  Gánh nặng tiếp tục đè trên vai người vợ, người mẹ.

          Rất may là Hồng Ân luôn có thêm “Quỹ Dự trữ”, dù không nhiều, để các Sơ tùy cơ ứng biến, giúp thêm cho những người khốn khổ này.  Thật tội nghiệp và thương tâm.  Các Sơ kể rằng: đến thăm gia đình nào, người ta cũng mừng rỡ lắm khi nhận được các ký gạo, các thùng mì, gia vị từ các Sơ.  Mừng lắm, nhưng các nụ cười thật héo hắt, méo mó, thấy mà thương!

 

optb 2optb 2optb 2optb 2optb 2optb 2optb 2optb 2optb 2optb 2

 

YELLOW ROSES